HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Vui chơi là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng to lớn, không thể thiếu ở lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi không những mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho trẻ mà vui chơi còn hình thành và phát triển óc tư duy, tưởng tượng và sáng tạo, tăng cường khả năng nhận thức, phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh. Vui chơi giúp trẻ phát triển và hình thành nhân cách.

c19f36a385713c2f6560
Ở trường mầm non, hoạt động vui chơi là một hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu của mình.

Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Trẻ mầm non không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản cứng nhắc gò bó vào tiết học như ở phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được vui chơi, trải nghiệm…từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn

. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Chỉ có vui chơi mới giúp trẻ đạt được điều đó. Vui chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với trẻ, trẻ với môi trường xung quanh; Trong vui chơi trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, khi chơi các trò chơi trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của người lớn một cách tự nhiên, lĩnh hội những kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành động, những chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống…

Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý ở trẻ.Trong trò chơi trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định. Khi tham gia trò chơi buộc trẻ phải tập trung vào một số đối tượng được đưa vào trò chơi và nội dung của chủ đề chơi thì trẻ mới có thể chơi được. Chính vì vậy mà trò chơi góp phần hình thành khả năng tập trung chú ý cho trẻ để sau này trẻ có thói quen chú ý vào bài học khi học ở trường phổ thông được tốt hơn.

Trong vui chơi trẻ được hoạt động một cách tự nguyện và tự tin; xã hội người lớn sẽ được hình thành trong quá trình vui chơi của trẻ một cách hồn nhiên, tự tin và hứng thú, trẻ dám thể hiện “cái tôi” của mình, bước đầu đặt nền tảng cho việc đào tạo nên những con người dám nghĩ, dám làm trong tương lai. Như vậy hoạt động vui chơi ở trẻ mầm non thực sự đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Tổ chức trò chơi cho trẻ chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người.

z5818435806638_c3eb63a07cd4305b935966c97527ace7

Hình ảnh bé chơi ở góc phân vai

IMG_20230207_093903

Hình ảnh bé chơi góc xây dựng

 

z5685504185506_66fe9ab072726d78738ca46f3c5a6b43Bé chơi góc tạo hình

IMG_3902

Bé chơi trò chơi vận động

Chính vì ý nghĩa to lớn của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ mà ngay từ hôm nay mỗi giáo viên mầm non chúng ta cần tổ chức tốt các trò chơi trong ngày của trẻ để trẻ được phát triển toàn diện nhé.